Vườn

Lan ý ngọc: cách trồng và chăm sóc đúng cách để nở hoa đẹp

Hoa phong lan ngày càng trở nên phổ biến với mọi người, đặc biệt là những ai yêu hoa. Bởi chúng mang những nét đẹp tự nhiên, có hương thơm nồng nàn, quyến rũ. Và lan ý ngọc cũng là một dòng phong lan được nhiều “chơi” bởi những vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có đó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về loài hoa này cũng như là cách trồng và cách chăm sóc như thế nào để cho ra hoa to, đẹp. Hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.

Đặc điểm lan ý ngọc

Lan ý ngọc có tên đầy đủ là lan hoàng thảo hoàng ý ngọc, là dòng phong lan có tên khoa học là Dendrobium transparens, thuộc họ lan Hoàng Thảo có nguồn gốc từ các vùng Nam Á. Ở Việt Nam thì lan hoàng thảo thường sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng núi như Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Dòng lan này cho hoa màu trắng pha tím với nét đẹp đặc trưng và hương thơm nồng nàn nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Lan ý ngọc là loại phong lan thân vòng, có chiều dài từ 30 – 60cm, thân cây thẳng và hơi cứng, thân cây chia thành các đốt với chiều dài từ 2 – 5cm, thân cây thường thon và nhỏ dần về phía ngọn. Thân có những rãnh nhỏ xù xì, thân có màu nâu trắng. Cây có rất ít lá, lá nhọn và mỏng, thường rụng hết vào cuối thu để chuẩn bị kích thích nụ mọc.

Hoa thường mọc thành từng chùm nhỏ tại những mắt đốt của thân cây, vì thế cây càng nhiều đốt thì sẽ cho càng nhiều hoa. Cánh đài hoa có màu trắng hoặc trắng pha tím, hoa hơi cụp xuống dưới. Hoa có mùi thơm nồng nàn. Hoa lan ý ngọc thường nở  vào mùa xuân (khoảng tháng 4), và lâu tàn, có thể giữ được từ 15 – 20 ngày.

Lan ý ngọc là một trong những dòng phong lan được đánh giá là khó trồng, bởi hoa ưa sáng nhưng lại không được quá nóng, ưa ẩm nhưng lại không sống được trong điều kiện nhiều nước. Chính vì thế khi chăm sóc cây bạn cũng cần cực kỳ lưu ý để cây có thể sinh trưởng và cho ra hoa đẹp.

Cách trồng lan ý ngọc tại nhà

Quả thực, lan ý ngọc được đánh giá là dòng lan đẹp, cho hoa tươi và lâu tàn nên thích hợp trồng vào dịp đầu xuân, khoe sắc giữa muôn vàn loài hoa khác. Tuy nhiên, để có được một chậu lan hoàng thảo ý ngọc đẹp, sinh trưởng tốt thì bạn cần biết cách trồng lan hoàng thảo ý ngọc dưới đây:

Nhân giống lan ý ngọc bằng cách giâm cành

Lan ý ngọc thường được nhân giống bằng cách giâm cành, tại các mắt đốt của cây thì sẽ mọc rễ và phát triển. Dưới đây là kỹ thuật nhân giống lan hoàng thảo ý ngọc mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Lựa chọn cây giống, nên chọn những cành giâm khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Một lưu ý khi chọn cành giâm là không nên chọn cành quá non hoặc quá già sẽ khiến cho cây khó mọc rễ, phát triển chậm hơn.

Bước 2: Cành giâm sau khi được chọn thì cắt thành các đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị nên chứa từ 3 – 4 đốt mắt, loại bỏ hết phần lá hoặc nụ hoa còn xót lại. Đem ngâm cành giâm vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA hoặc mật ong.

Bước 3: Đem cành đi giâm vào cát hoặc đất mùn, nên đặt cả phần cành giâm nằm ngang sao cho các đốt mắt tiếp xúc với đất. Và phủ thêm lớp mùn lên phía trên để giữ ẩm cho cành giâm nhanh mọc rễ.

Bước 4: Tiến hành chăm sóc cành giâm, đặt ở nơi có độ ẩm cao, sau khoảng từ 2 – 4 tuần cành giâm mọc rễ tốt thì có thể đem đi gieo trồng trong chậu.

Kỹ thuật trồng lan ý ngọc

Tương tự như kĩ thuật nhân giống, để gieo trồng một chậu lan ý ngọc đẹp, ra hoa to thì bạn cũng cần biết các kỹ thuật sau:

Thời vụ gieo trồng

Đối với lan ý ngọc bạn nên gieo trồng vào 2 thời vụ là cuối mùa đông (tháng 11 – tháng 1) hoặc đầu thu (tháng 7 – tháng 9). Bởi vì lúc này là thời điểm cây bắt đầu nhú nụ để nở hoa hoặc lúc hoa đã tàn nên bạn có thể lấy tỉa cây giống để trồng. Ngoài ra, lúc này thời tiết không quá nóng, thích hợp để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển.

Chọn giống

Đây là một trong những bước quan trọng giúp cho chậu lan ý ngọc của bạn được khỏe mạnh, vì thế bạn cần lưu ý chọn những cây giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị sâu bệnh hại và còn tươi tốt, không dập nát.

Xử lý giống

Cây giống sau khi mua về thì cần phải tiến hành xử lý trước khi đem đi trồng, nên cắt tỉa hết phần rễ hư hỏng hoặc già. Cắt tỉa hết những lá héo, úa hoặc dập nát và tiến hành bôi vôi vào vết cắt để hạn chế bị nấm bệnh tấn công.

Sau đó, ngâm cây giống vào dung dịch kích thích mọc rễ từ 20 – 30 phút và treo ngược cây giống lên cao để loại bỏ hết nước khiến cây bị úng hay nấm bệnh.

Xử lý giá thể

Để trồng lan ý ngọc thì bạn nên chuẩn bị trước các loại giá thể như xơ dừa, vỏ thông, than,… hoặc gỗ vú sữa, dớn bảng. Giá thể trước khi trồng thì nên ngâm vào dung dịch nước vôi trong để loại bỏ hết những mầm bệnh hại còn xót lại.

Chậu trồng lan nên chọn những chậu có kích thước lớn, có khả năng thoát nước tốt.

Ghép lan ý ngọc

Ngoài cách trồng cây trực tiếp vào chậu thì bạn có thể ghép lan ý ngọc vào giá thể theo các bước dưới đây:

  • Sử dụng dây đinh bọc nhựa để cố định lan ý ngọc vào giá thể (Không nên sử dụng dây thép không vì sẽ khiến cho cây bị lụi hoặc gỉ sét khi chạm vào).
  • Đóng đinh vào giá thể gỗ, cố định cành ghép sao cho đầu cây vừa chạm vào gỗ.
  • Khoan một lỗ nhỏ vừa với chiếc đũa tre và cố định cành ghép vào đũa tre rồi tiến hành chăm sóc. Hoặc bạn có thể bổ sung thêm một lớp vỏ thông hoặc mùn ở ngoài cành ghép để giữ ẩm và kích thích lan ý ngọc mọc rễ.

Trong quá trình ghép nên lưu ý cố định gốc ghép thật chắc chắn, nên để hở gốc lan tránh úng nước và nên đặt chậu ở nơi thoáng mát, nắng ấm vừa phải để cây sinh trưởng và phát triển.

Cách chăm sóc lan ý ngọc cho hoa to, đẹp

Lan ý ngọc là dòng lan khó chăm sóc, vì thế để có được một chậu lan ý ngọc có hoa to, đẹp thì bạn cần lưu ý các kỹ thuật chăm sóc dưới đây:

Tưới nước

Lan ý ngọc ưa ẩm, nhưng lại không sống được trong điều kiện môi trường nhiều nước. Vì thế khi chăm sóc cây bạn cần lưu ý tưới nước cho cây vừa đủ từ 2 – 4 lần/tuần. Khi thấy giá thể trên chậu cây khô thì bạn có thể tiến hành tưới nước cho lan.

Ánh sáng

Là dòng lan ưa sáng (70 – 80%) nhưng lại không chịu được ánh nắng gắt. Nên bạn nên đặt chậu lan ý ngọc ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tốt, hạn chế ánh nắng mặt trời. Hoặc nếu bạn đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng thì nên thường xuyên đem cây ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng mai từ 6 – 9 giờ để lan ý ngọc quang hợp và ra hoa đẹp hơn.

Bón phân

Để cho hoa lan ý ngọc ra to, đẹp thì bạn cần thường xuyên bổ sung phân bón cho cây, nên bón phân định kỳ từ 2 – 4 tuần/lần.

Phòng ngừa sâu bệnh

Lan ý ngọc rất dễ bị các loại sâu bệnh hại như nhện đỏ, nấm Phytothora, hay bị cháy lá, thối rễ, nguyên nhân chủ yếu là do bạn chưa chăm sóc cây đúng cách. Chính vì thế để phòng ngừa thì các bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Thường xuyên kiểm tra giỏ lan và giá thể lan để loại bỏ những cành héo, nấm bệnh, hạn chế sự lây lan.
  • Vệ sinh khu vực trồng lan sạch sẽ bằng cách bón vôi giúp loại bỏ những mầm bệnh.
  • Nên phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ, thường xuyên cho lan.

Kích thích hoa nở đúng dịp Tết

Lan ý ngọc thường nở hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 4 sau một khoảng thời gian ngủ đông, vì thế để kích thích hoa nở vào dịp Tết thì vào khoảng cuối hạ, đầu thu nên tiến hành cho cây ngủ đông và đánh thức cây vào đầu xuân.

Khi cây ngủ đông thì khoảng tháng 11 – tháng 12 nên đáng thức cây bằng cách tưới nước, bón phân và tăng cường ánh sáng và độ ẩm cho cây nở hoa. Ngoài ra, muốn hoa bền lâu và đẹp thì nên bón phân giàu lân, kali với tỉ lệ NPK: 15 : 30 : 15.

Giá lan ý ngọc

Chính vì là một dòng phong lan đẹp nên lan ý ngọc được ưa chuộng và giá thành cũng khá cao. Giá một chậu lan ý ngọc khoảng từ 250.000 – 500.000 đồng tùy vào kích thước và chủng loại. Nên bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách mua giống để gieo trồng tại nhà.

Quả thực, lan ý ngọc không chỉ là dòng phong lan mang nét đẹp tinh tế, sang trọng vốn có bởi sắc trắng lẫn tím của cánh hoa mà còn luôn mang một hương thơm nồng nàn, đặc trưng. Hy vọng với những thông tin mà KHBVPTR vừa chia sẻ ở trên thì các bạn có thể chăm sóc chậu hoa lan ý ngọc nhà mình thật đẹp nhé.

Xem thêm >> TỔNG HỢP các loại hoa lan dễ trồng và phổ biến ở Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *