Vườn

Hoa nhài: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Hoa nhài hay còn gọi hoa lài là loại hoa dáng đẹp và có hương thơm quyến rũ, không chỉ có ý nghĩa phong thủy trừ xú uế mà còn có nhiều công dụng trong cuộc sống như làm tinh dầu hay để chế biến trà hoa nhài,….Chính vì vậy mà cây hoa nhài được rất nhiều người thích trồng. Vậy hoa nhài có ý nghĩa gì, tác dụng, cách trồng và chăm sóc như nào, hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Giới thiệu về hoa nhài

Hoa nhài hay hoa lài là loại hoa có tên khoa học là asminum sambac, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á. Là loại cây thường mọc thành bụi hoặc dây leo, có chiều cao từ 50 – 150cm, lá cây thường có hình bầu dục, màu xanh nõn ánh lên rất tươi.

Nhài có có màu trắng, cánh hoa xếp trồng lên nha, hương thơm rất nồng, hoa mọc thành chùm từ 3 – 10 bông, thường được sử dụng để làm trà hoặc tinh dầu với nhiều công dụng khác nhau. Cây mọc đẹp và ra hoa quanh năm nhưng rộ nhất vào mùa hè thời tiết ấm áp, tỏa hương vào ban đêm.

Tùy vào đặc điểm xuất xứ hoặc màu sắc hoa mà hoa nhài được chia thành các loại: hoa nhài Nhật Bản(hoa lài nhật), cây hoa nhài Tây (hoa lài tây), cây hoa nhài ta, hoa nhài trắng,…

Ý nghĩa của hoa nhài

Hoa nhài không chỉ có hương thơm giúp bạn thư giãn mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc được nhiều người yêu thích nữa đấy.

Tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao

Là loại hoa nổi bật với màu trắng tinh khôi, mang trong mình một sự thanh cao, tinh khiết quý tộc. Chính vì thế mà hoa nhài được nhiều người yêu thích sử dụng để đặt trong nhà.

Biểu tượng cho sự hạnh phúc, sâu sắc

Ở Trung Quốc, hoa này là biểu tượng cho sự ngọt ngào, sâu sắc và hạnh phúc của tình cảm gia đình và đôi lứa. Vì thế nên hình ảnh hoa nhài trong lễ cưới đã không còn xa lạ gì với rất nhiều người.

Mang vẻ đẹp quyến rũ

Hoa nhài có hương thơm quyến rũ và mùi hương này chỉ nhận rõ nhất vào ban đêm, vì vậy mà hoa lài được xem là biểu tượng của bóng đêm.

Công dụng của hoa nhài

Không chỉ nổi bật với hương thơm mà còn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Dưới đây là tác dụng của hoa nhài mà không phải ai cũng biết:

Ứng dụng trong y học

Trong y học, hoa nhài có chứa nhiều chất giúp điều trị nhiều căn bệnh khác nhau: chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị ung thư. Dưới đây là các bài thuốc mà các bạn có thể tham khảo:

  • Chữa đau nhức đầu gối: Sử dụng 200g móng giò lợn và 50g hoa nhài. Đun sôi móng giò với khoảng 3 bát nước trong 30 phút, cho thêm hoa nhài vào và tắt bếp, sử dụng khi còn nóng. Nên ăn từ 2 – 4 lần/tuần để đem lại hiệu quả.
  • Chữa bệnh đầy bụng: Sử dụng 3g cam thảo, 10g chè xanh, 6g hoa nhài, 3g vỏ dộp ổi. Đem hỗn hợp trên đi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml thì đem đi sử dụng, ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Dùng liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày.
  • Chữa mất ngủ: Chuẩn bị bồ công anh, hoa nhài, kim ngân hoa mỗi thứ 20g, 10g cam thảo đất. Đem đi sắc với nước và chia thành 3 lần uống trong ngày sau ăn, sử dụng đến khi khỏi hẳn.

Sấy khô làm trà nhài

Hoa sấy khô sử dụng làm trà hoa nhài với công dụng điều trị các bệnh mất ngủ, stress. Cách pha trà hoa nhài thì rất đơn giản, chỉ cần sử dụng hoa nhài khô với cam thảo hãm cùng nước nóng trong khoảng 3 – 5 phút là có thể sử dụng.

Với mùi thơm đặc trưng, trà của loại hoa này vừa giúp bạn thư giãn, vừa giúp bạn điều trị các bệnh mất ngủ.

Làm tinh dầu hoa nhài dùng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm

Ngoài những công dụng ở trên thì nhài còn được trồng để sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: làm tinh dầu hoa nhài, sữa tắm,  nước hoa,… được nhiều người yêu thích.

Cách trồng cây hoa nhài trong chậu

Hoa nhài là loài hoa có hương thơm nồng, hoa đẹp và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chính vì vậy nên được rất nhiều người yêu thích trồng trong nhà. Dưới đây là hai cách trồng cây hoa nhài trong chậu mà bạn có thể tham khảo:

Trồng cây nhài bằng cách giâm cành

Phương pháp giâm cành được áp dụng rất nhiều bởi vì thời gian gieo trồng nhanh mà cây con lại giữ được những đặc tính nổi trội của cây mẹ. Để thực hiện thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn cành giâm và cắt cành

Cành giâm nên chọn những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại để cây F2 có thể phát triển tốt.

Cành giâm thì nên tạo các đoạn cắt khoảng 15cm, cắt thân ngay dưới một chiếc lá để tăng khả năng mọc rễ của cành giâm.

Bước 2: Xử lý cành giâm

Cành cắt cần phải xử lý để tạo khả năng ra rễ, loại bỏ lá, chỉ để lại một vài lá trên đầu cành cắt. Hoa sẽ lấy dinh dưỡng từ phần còn lại để nuôi cây, vì vậy mà đối với cành giâm bạn không nên chọn cành đang nở hoa. Hoặc nếu có thì cũng nên loại bỏ hết phần hoa đang nở.

Nhúng vết cắt của cành giâm vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA hoặc mật ong để cây phát triển nhanh hơn.

Bước 3: Chuẩn bị chậu đất

Chậu đất chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, trộn sẵn. Hoặc nếu sử dụng đất tự trộn thì bạn nên để đất ở ngoài ánh sáng mặt trời từ  2 – 3 tiếng để loại bỏ hết mầm bệnh ăn sâu trong đất. Bạn có thể sử dụng 1 chậu cho một vài cành giâm vì bạn sẽ cấy chúng sau khi cây đã mọc rễ.

Bước 4: Đem cành đi giâm

Sử dụng một cây que đâm xuống đất để 1/3 thân cây nằm trọn dưới đất và tiến hành đặt cành đã cắt vào đất bầu. Cẩn thận không làm bất đi phần nội tiết tố rễ đến khi lấp chặt đất xung quanh.

Bước 5: Che phủ cành cắt bằng túi nhựa

Cành giâm xong thì che phủ cành bằng túi nhựa để giữ ẩm cho cành, thỉnh thoảng bạn có thể mở túi để phun nước vào vết cắt, thêm không khí trước khi đóng lại để cây nhanh chóng mọc rễ.

Bước 6: Tiến hành chăm sóc đến khi cây hoa phát triển

Đặt cành giâm ở dưới ánh nắng mặt trời, trung bình từ 6 – 8 tiếng/ngày. Giâm cành xong thì chăm sóc đến khoảng 4 – 6 tuần thì cây sẽ mọc rễ, nếu vết cắt không hình thành rễ sau 6 tuần thì khả năng sẽ không thành công, bạn có thể thử với một vết cắt mới.

Trồng cây nhài bằng hạt

Để trồng hoa nhài bằng hạt bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn hạt giống

Nên chọn mua những hạt giống đen, mịn, tròn và không bị các loại côn trùng tấn công. Hoặc có thể lấy quả chín từ cây để lấy hạt, nên chọn quả có vỏ chuyển sang màu nâu (sắp chín và sắp nổ) để có thể gieo hạt ở nhà.

Bước 2: Xử lý hạt giống

Hạt giống sau khi được chọn mua thì cần kích thích nảy mầm bằng cách ngâm hạt trong nước ấm vài giờ hoặc ngâm qua đêm.

Bước 3: Chuẩn bị chậu đất bầu

Trong khi đợt ngâm hạt giống thì bạn có thể chuẩn bị khay đất trồng, nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất ở các cửa hàng chuyên dụng ở các cửa hàng bán hoa hoặc trộn đất theo hỗn hợp sau: đất + xơ dừa + phân chuồng + mùn.

Bước 4: Tiến hành gieo hạt

Hạt giống sau khi ngâm xong thì đem gieo vào khay ươm. Khi gieo xong thì phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng hoặc mùn dày khoảng 0.5 – 1cm. Thường xuyên sử dụng bình phun để phun nước cho hạt gieo để giữ độ ẩm giúp cây nhanh chóng nảy mầm.

Bước 5: Che phủ và cách nhiệt để hạt nảy mầm

Sau khi gieo hạt thì phủ lên bề mặt đất một lớp nilong để giữ ẩm và cách nhiệt, nên giữ nhiệt độ ở khoảng 20 độ C. Ban ngày có thể vén nilong lên để thông gió, giữ ẩm cho đất. Hạt giống có thể nảy mầm trong khoảng từ 3 – 4 tuần, khi cây nảy mầm thì có thể bỏ lớp nilong ra và đặt ở nơi ánh sáng vừa.

Bước 6: Trồng cây con vào chậu

Cây con khi có được 2 cặp lá thật, cao khoảng 8 – 10cm thì có thể bứng để trồng trong chậu. Lưu ý khi bứng nên bứng cả đất theo để rễ cây không bị ảnh hưởng, tạo không gian cho cây phát triển. Trồng xong thì tưới nước cho cây 2 – 3 lần/tuần.

Cách chăm sóc hoa nhài

Mặc dù là một loại hoa dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng để có được chậu hoa đẹp thì bạn cần lưu ý cách trồng dưới đây:

Tưới nước

Cây nhài là loài hoa ưa ẩm, nhưng cũng không lạm dụng tưới nước quá nhiều. Vì thế, trung bình chỉ cần tưới nước từ 2 – 3 lần/tuần.

Nhiệt độ

Hoa nhài là loại hoa ưa sáng, thích hợp trồng ở những nơi có ánh sáng tốt, hoặc nếu trồng cây trong nhà thì nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời từ 6 – 8 tiếng như ban công, trước cửa nhà.

Bón phân

Vì khi trồng đã bón lót một lượng phân bón vừa đủ nên không cần bón quá nhiều. Sau mỗi đợt thu hoạch hoa thì bón thúc thêm phân chuồng, kali xới cách gốc 15cm và lấp đất.

Ngoài ra, hằng năm bạn cũng nên tỉa bớt cành già, cành khô để loại bỏ sâu bệnh và giúp cho cây phát triển.

Thu hoạch hoa

Hoa nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoạch hoa và thu liên tục trong khoảng từ 7 – 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoạch hoa từ khoảng 10 giờ sáng hoặc 3 – 6 giờ chiều để cho hương hoa nhiều nhất.

Sau khi thu hái về có thể sử dụng để ướp chè hoa nhài, sấy khô hoặc sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Phòng ngừa sâu bệnh hại

Hoa nhài có thể phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên nhưng lại dễ bị các loại sâu bệnh hại tấn công như:

+ Sâu đục bông phát triển nhiều vào mùa mưa, kích thước sâu nhỏ, gây hại trên nụ hoa còn non, đục vào bóng làm bông hư hại. Để phòng ngừa thì bạn có thể sử dụng thuốc Vertimec 1,8 EC để phòng trừ.

+ Bệnh khô cành do nấm Gloes porium sp, Colletotrichum sp phòng ngừa bằng cách thường xuyên cắt tỉa cành, loại bỏ cành bị bệnh, bón phân hợp lý. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Aliette 800 WG, Rinhmyn 680 WP.

+ Bệnh chết bụi do nấm Fusarium sp. Bạn phòng ngừa bằng cách xử lý đất bằng cách bón vôi, tăng cường lân và giảm lượng đạm trong mùa mưa.

Quả thực, hoa nhài hay hoa lài không chỉ có hương thơm quyến rũ mà còn có nhiều ý nghĩa và công dụng khác nhau trong cuộc sống. Hy vọng với những thông tin mà KHBVPTR vừa chia sẻ ở trên thì các bạn đã có thêm hiểu biết về loại hoa này và trong cho mình một chậu hoa nhài thật đẹp tại nhà nhé.

Xem thêm >> Ý nghĩa hoa thiên điểu? Cách trồng và chăm sóc thiên điểu tại nhà

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *