Hoa lan hồ điệp: đặc điểm, cách trồng, chăm sóc nhanh có hoa
Hoa lan hồ điệp (lan giả hạc) là dòng lan được nhiều người biết đến không chỉ bởi nét đẹp của hoa mà còn là ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của hoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài hoa này cũng như cách trồng và chăm sóc hoa đúng cách. Vì thế hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại hoa này ngay dưới đây nhé.
Giới thiệu về hoa lan hồ điệp
Xuất xứ lan hồ điệp
Cây lan hồ điệp (hoa giả hạc) là loài hoa thuộc chi Lan hồ điệp – một chi chứa khoảng hơn 60 loài khác nhau, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á hay trên dãy núi Himalaya. Và hiện nay, lan hồ điệp được phát triển và lai tạo thành nhiều loài khác nhau.
Lan hồ điệp thuộc dòng hoàng thảo phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên được phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc,…
Đặc điểm của lan hồ điệp
Hoa lan hồ điệp là dòng lan thuộc chi hoàng thảo, có tên khoa học là Dendrobium anosmum. Lan hồ điệp thường sống ở những nơi có độ cao từ 200 – 400cm, thân mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải giống hình thác nước.
Lan hồ điệp là dòng thân ngắn, sinh trưởng chậm, thân chính mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa hoặc từ nách lá xen kẽ nhau. Lá cây to, dày, mọc đối xứng nhau và ôm lấy thân cây. Trên một cây trưởng thành chỉ có từ 4 – 6 lá, lá cây màu xanh, lá cây cũng được chia thành 3 loại dựa vào màu sắc: màu xanh, mặt trên và dưới có màu đỏ; mặt trên lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Dựa vào đặc điểm lá mà người ta có thể phân biệt được màu sắc của hoa.
Cành hoa thường mọc từ nách lá hoặc phần rìa, cành hoa nhỏ, có sự phân nhánh rõ rệt và một cây hoa chỉ cho từ 1 – 2 cành hoa. Hoa có cánh to, rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở, dáng tròn và chồng khít lên nhau. Hoa lan hồ điệp thường không nở vào ban ngày nên giảm tình trạng mất nước ở cây.
Quả lan hồ điệp có hình que, phát triển chậm (khoảng 4 tháng mới chín và tách vỏ), có kích thước nhỏ, không có phôi nhũ. Hạt của cây trong điều kiện tự nhiên rất khó nảy mầm nên rất ít khi được sử dụng để nhân giống.
Các loại lan hồ điệp
Chi lan hồ điệp là dòng hoa lan với hơn 60 loài khác nhau tùy vào đặc điểm và xuất xứ. Tuy nhiên, có hai loại lan hồ điệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
Lan hồ điệp rừng
Hay còn gọi là lan tiểu hồ điệp, là dòng lan mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới. Thân và lá cây nhỏ, hoa thường có màu trắng hoặc tím. Tuy nhiên dòng này lại khá dễ chăm sóc và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nên được rất nhiều người yêu thích trồng trong nhà.
Lan hồ điệp công nghiệp
Lan hồ điệp công nghiệp là các dòng lan được nhân giống bằng phương pháp cấy mô, cây hoa thường to, hoa có nhiều màu sắc và thường nở vào dịp Tết nguyên đán. Lan hồ điệp công nghiệp thường có từ 1 – 3 cành hoa, tuy nhiên rất khó trồng và chăm sóc tại nhà.
Ý nghĩa hoa lan hồ điệp
Lan hồ điệp là dòng hoa nổi bật với sự sang trọng, thuần khiết của hoa thường được sử dụng vào các ngày lễ đặc biệt trong năm. Tuy nhiên, bạn đã biết ý nghĩa lan hồ điệp chưa? Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây:
Tượng trưng cho sự sang trọng và sung túc
Nếu như lan hồ điệp ở thời Victoria được xem là biểu tượng cho sự sang trọng, thường chỉ được sử dụng trong hoàng gia, được coi là biểu tượng cho sự giàu có thì ở Việt Nam lan hồ điệp được xem là “nữ hoàng của các loài hoa” mang đến vẻ đẹp thuần khiết, quyến rũ và sang trọng.
Chính vì thế mà lan hồ điệp Tết thường được làm quà tặng hoặc trồng trong nhà mỗi độ Tết đến Xuân về với ý nghĩa biểu tượng cho một năm mới sung túc, giàu sang hơn.
Là biểu tượng của tình yêu đôi lứa
Hoa lan hồ điệp còn được coi là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, từ thời Victoria được xem là món quà quý hiếm để dành cho một nửa của mình để thể hiện tình cảm, thể hiện sự sâu sắc, thủy chung dành cho đối phương. Nên lan hồ điệp còn được dùng để tặng cho người yêu vào những ngày lễ đặc biệt.
Tượng trưng cho sự hoàn thiện và sắc đẹp
Hoa lan hồ điệp thường mọc hướng xuống dưới tạo thành một dải hình thác nước, hoa đối xứng giữa các bông và các đường thẳng trên cánh hoa nên còn được xem là biểu tượng cho tiêu chuẩn vẻ đẹp hiếm thấy. Ngoài ra, người Trung Quốc cổ đại xem cánh hoa lan là hình ảnh thu nhỏ của sự hoàn hảo của con người.
Và “nữ hoàng của các loài hoa” với vẻ đẹp thuần khiết, đơn giản và sang trọng nên được rất nhiều người yêu thích.
Ngoài những ý nghĩa biểu tượng ở trên thì với mỗi màu sắc hoa lan hồ điệp lại mang một ý nghĩa riêng:
- Hoa lan hồ điệp trắng: là biểu tượng cho sự trong trắng, thuần khiết và sang trọng.
- Hoa lan hồ điệp vàng: tượng trưng cho tình bạn, cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
- Hoa lan hồ điệp tím: mang vẻ đẹp nữ tính, tượng trưng cho sự sang trọng.
- Hoa lan hồ điệp hồng: tượng trưng cho sự hạnh phúc, cho niềm vui. Thường được sử dụng cho các ngày lễ đặc biệt.
Cách trồng hoa lan hồ điệp trong nhà
Hoa lan hồ điệp là dòng hoa rất khó trồng và nhân giống, vì thế nếu bạn đang thắc mắc cách trồng lan hồ điệp sau Tết thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Cách nhân giống lan hồ điệp
Lan hồ điệp được nhân giống bằng cách nuôi cấy mô hoặc ghép chậu lan. Dưới đây là các giống lan hồ điệp mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp kích tố cây để tạo mầm con
Để nhân giống theo phương pháp kích tố cây để tạo mầm con thì bạn cần phải lưu ý các bước sau:
- Lựa chọn cây: Nên chọn những cây có tuổi đời từ 3 năm trở lên, thân cây khỏe mạnh, cao, không có dấu hiệu của sâu bệnh hại.
- Thời điểm nhân giống: Bạn nên thực hiện phương pháp này vào mùa xuân, vào buổi sáng hoặc chiều tối khi thời tiết không nắng để giúp cho cây hoa không bị mất nước. Trước và sau khi cắt gồng hoa thì nên sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho cây.
- Tiến hành thủ thuật: Sau khi cắt gồng hoa thì sử dụng phân 20 : 20 : 20 thêm Antonic 1/1000 để kích thích cây sinh trưởng, nên phun ở mặt dưới lá hoặc gốc cây. Sau đó sử dụng dây thép quấn quanh thân cây mẹ rồi xoắn lại cho đến khi lún vào thân (nên chọn điểm thắt gần gốc, trên 2 lá cuối cùng).
- Chăm sóc chồi non: Sau khoảng từ 2 – 4 tuần thì chồi noi bắt đầu nhú (đảm bảo chồi không bị ướt lâu để tránh bị thối), sử dụng thêm 1/2 liều lượng thuốc ngừa nấm cho chồi non. Khi chồi non cao khoảng 1cm thì tháo bỏ dây thắt trên cây mẹ và khi chùm rễ của cây con khỏe thì có thể cắt tách vào sang chậu mới.
Phương pháp tạo cây con trên mắt của gồng hoa
Đối với phương pháp tạo cây con trên mắt gồng hoa thường yêu cầu kĩ thuật phức tạp hơn, nhưng lại đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là các bước nhân giống mà bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh, bồi bổ cho ngồng hoa: Khi nhành hoa già úa khoảng 2/3 thì tiến hành cắt bỏ, sử dụng thuốc chống bệnh và lấy vải mềm quấn nhẹ quanh các mắt gồng (ở các mắt thứ 3 – 5) với độ rộng từ 5 – 7mm dày 2 – 4mm.
- Tiến hành thực hiện: Đợi đến khi mắt sưng, mới nhú đầu rễ hoặc chồi cây thì sử dụng Antonic 1/500 hoặc B1 thái để tưới vào gồng hoa. Khi mắt hơi nhú chồi hoặc rễ thì có thể tháo băng và tạm ngừng phun thuốc.
- Tách cây con và chăm sóc: Sau khoảng 20 ngày khi cây con nhú ra từ phần mắt gồng hoa cũ, rễ cây dài độ 4 – 6cm thì có thể cắt trồi non ra trồng riêng.
Kỹ thuật trồng lan hồ điệp
Lan hồ điệp được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau: bằng xơ dừa, trên gỗ, trên than hay trên chậu. Tuy nhiên, lan hồ điệp là loại cây cảnh rất khó trồng và chăm sóc nên để trồng được vườn hoa hồ điệp ưng ý thì bạn cần lưu ý các kỹ thuật sau đây:
Đất trồng
Đối với các dòng lan hồ điệp rừng thì khá dễ trồng, không yêu cầu quá cao về đất trồng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên nên bạn chỉ cần sử dụng đất có độ dinh dưỡng vừa phải, tơi xốp.
Đối với dòng lan công nghiệp, dòng này thường khó chăm sóc, yêu cầu cao về dinh dưỡng nên khi trồng bạn cũng nên lưu ý.
Ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, hạn chế ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì thế bạn có thể đặt cây ở nơi có ánh sáng trung bình hoặc chiếu đèn cho cây khoảng từ 12 – 16 giờ hằng ngày.
Nhiệt độ thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 30 độ C. Trong suốt mùa thu bạn nên duy trì nhiệt độ dưới 16 độ liên tục trong khoảng 3 tuần đến khi cụm hoa xuất hiện, và cũng nên lưu ý nhiệt độ trong suốt quá trình ra hoa. Bởi vì sự thay đổi thất thường của nhiệt độ sẽ khiến cho hoa bị rụng nụ.
Độ ẩm
Khi trồng cây lan hồ điệp thì bạn nên duy trì độ ẩm từ 50 – 80% để cho cây phát triển, hoặc nếu trồng ở môi trường bình thường thì bạn có thể sử dụng màn che để giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước.
Và ngoài ra, nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 ngày/lần, nên tưới nước vào buổi trưa. Không nên tưới lên phần lá hoặc hoa của cây sẽ khiến nó bị thối và hư hỏng.
Phân bón
Trong quá trình cây sinh trưởng thì bạn nên thường xuyên bón phân để cây có dinh dưỡng nuôi cây, bạn có thể bón phân NPK với tỉ lệ 14 : 14 : 14. Lưu ý khi khi bón phân thì nên hòa với nước để tưới giúp cây dễ hấp thụ hơn.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống dài, sinh trưởng và phát triển chậm nên để có được chậu hoa đẹp như ý thì bạn nên thay chậu cho cây. Việc thay chậu giúp hạn chế việc giá thể bị phân hủy hay không đủ không khí để giúp cho rễ cây phát triển tốt.
Vì thế việc thay chậu cây trong từ 1 – 2 năm sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn, loại bỏ được các loại sâu bệnh hại còn tồn đọng trong đất.
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Hoa lan hồ điệp thường tàn sau khoảng từ 2 – 3 tháng, vì thế sau Tết là thời điểm hoa tàn, để cho lan không bị chết hoặc lụi dần thì bạn nên tiến hành chăm sóc chậu cây đúng cách:
Xử lý hoa sau Tết
+ Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa
Không nên cắt sát cần cuống, cách mắt ngủ trên cùng của hoa khoảng 3cm. Ngoài ra, đối với các lá bị úa chưa quá 1/3 lá thì có thể giữ lại bằng cách sử dụng dao lam bỏ bị phần bị hỏng, còn đối với lá bị bệnh nhiều thì nên cắt bỏ hoàn toàn để hạn chế mầm bệnh.
+ Xử lý phần gốc và rễ
Sau khi xử lý hoa thì cần tiến hành xử lý rễ cây:
- Nếu rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì có thể sử dụng kéo sạch để cắt bỏ tất cả các phần rễ cây và giữ lại phần lành. Sau đó bôi vôi hoặc thuốc làm liền da cây đặt nguyên bầu cây vào chậu, và cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay.
- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều thì có thể gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước, cắt bỏ phần bị dập gãy. Sau đó sử dụng thỏi xốp để trồng cây và chăm sóc cây trong chậu.
Phòng ngừa sâu bệnh
Nếu như không chăm sóc đúng cách thì hoa lan hồ điệp rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa:
+ Bệnh đốm nâu cánh hoa: Nguyên nhân là do nấm Botrytis cinarea Pers, khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nâu. Cách phòng ngừa thì có thể sử dụng thuốc Bellkute 40 WP để phun. Ngoài ra, bạn cần giữ cho chậu cây thông thoáng, độ ẩm thấp và tránh nóng.
+ Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân là do nấm hại cho phần thân và rễ, bệnh có thể lây nhiễm qua thân, lá khiến cho cây bị thối. Cách phòng trừ là không nên sử dụng các giá thể chưa khử trùng và có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Rovral 50 WP, Score 250 EC.
+ Bệnh thối đen: Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra khiến cho cây bị thối, hoặc làm ruỗng cây. Cách phòng ngừa thì bạn nên cắt bỏ phần sâu bệnh, hoặc sử dụng thuốc Appencarb 75 DF để phun cho cây.
Giá hoa lan hồ điệp
Được xem là “nữ hoàng của các loài hoa”, là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sang trọng nên lan hồ điệp được rất nhiều người yêu thích. Vì thế chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc giá bán lan hồ điệp giống hay bán lan hồ điệp giá rẻ đúng không nào?
Tùy vào từng loại và xuất xứ mà giá lan hồ điệp cũng sẽ khác nhau, ví dụ lan hồ điệp Việt thường ở mức 170.000 – 200.000 đồng, giá lan hồ điệp rừng là 200.000 – 250.000, còn giá lan hồ điệp Trung Quốc sẽ có giá từ 150.000 – 170.000 đồng. Lưu ý mức giá chỉ mang tính chất tham khảo vì có thể thay đổi do thời gian hoặc địa điểm mua. Tuy nhiên để trồng được một chậu hoa lan hồ điệp đẹp, có thể nhân giống thì bạn nên chọn các loại hạt giống rừng hoặc chọn những địa chỉ mua uy tín để có được một chậu hoa đẹp nhất.
Quả thực, lan hồ điệp là dòng hoa khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Hy vọng với những thông tin mà mình vừa chia sẻ ở trên thì các bạn có thể hiểu thêm về loài hoa này, và trồng cho nhà mình được một chậu lan hồ điệp đẹp nhất nhé.
Xem thêm >> Tổng hợp các loại hoa lan dễ trồng và phổ biến ở Việt Nam