Hoa bồ công anh: ý nghĩa, sự tích và cách trồng bồ công anh đơn giản
Hình ảnh bông hoa bồ công anh mỏng manh bay trong gió đã trở nên thi vị hơn trong mắt của nhà văn, nhà thơ hay cả những người đi đường. Mặc dù là một loài hoa dại nhưng bồ công anh lại mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc được nhiều người yêu thích. Hãy cùng KHBVPTR khám phá về loài hoa này ngay dưới đây nhé.
Đặc điểm hoa bồ công anh
Thúc đẩy sự cố gắng, hướng về phía mặt trời mọc
Bồ công anh được xem là lời nhắc nhở trực quan của năng lượng mặt trời, loài hoa vươn mình lên giữa cánh đồng hoa dại mà tỏa nắng hay đưa hoa đến với những vùng đất mới, vùng đất phát triển khác. Và chính vì thế mà hoa với những sợi trắng của bông mọc ra từ hạt giống sẽ đem đến cho bạn một điều ước.
Chính điều ước này sẽ giúp cho bạn tin vào những hoài bão của mình, từ đó cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được nó.
Cách trồng bồ công anh đơn giản
Mặc dù là loài hoa cỏ dại mọc chủ yếu bên đường nhưng nếu bạn yêu thích loại cây này thì có thể tự trồng và chăm sóc tại nhà. Để trồng hoa thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
- Xử lý hạt giống: Hạt giống bạn có thể thu hoạch từ cây, sau khoảng 2 tuần thì có thể đem đi trồng. Hoặc đến trực tiếp các cửa hàng giống để mua. Sau khi mua hạt giống về thì bạn chỉ cần cắt bớt các sợi lông trên hạt để tránh bị thổi bay.
- Đất trồng: Bồ công anh không cần chất dinh dưỡng nhiều, hoa có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên cần đảm bảo độ ẩm cho cây, nên bạn có thể sử dụng hỗn hợp: xơ dừa, phân chuồng ủ mục, vỏ trấu và một ít vôi bột trộn lẫn với nhau. Ủ giá thể trong khoảng 20 ngày rồi đem đi trồng.
- Cách gieo trồng: Hạt giống bồ công anh rất dễ nảy mầm, vì thế bạn không cần ngâm hay xử lý trước mà có thể đem đi trồng ươm trồng luôn. Khi gieo hạt xuống đất bạn nên đặt cách nhau khoảng 10 – 20cm, khi gieo xong thì phủ thêm một lớp trấu hoặc rơm khô để giữ độ ẩm cho cây nảy mầm.
Sau khoảng từ 2 – 3 tuần hạt nảy mầm, và đợi khi cây đạt độ cao từ 20 – 30cm thì bạn có thể đem trồng vào chậu. Lưu ý khi trồng vào chậu, không để cho rễ cây bị ảnh hưởng khiến hoa khô héo.
Chăm sóc hoa bồ công anh tại nhà
Để có được một chậu bồ công anh đẹp nhất thì bạn cần biết cách chăm sóc hoa đúng cách. Dưới đây là những lưu ý mà bạn nên tham khảo:
Tưới nước
Mặc dù là loại cây ưa ẩm nhưng bồ công anh lại có khả năng chịu ngập úng kém. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo độ ẩm vừa phải để cây không bị úng nước, trung bình một tuần bạn có thể tưới nước từ 1 – 2 lần.
Bón phân
Bồ công anh thuộc loại cúc dại nên rất nhạy cảm với các loại phân có thành phần hóa học, vì thế khi trồng ở nhà bạn chỉ nên sử dụng phân chuồng hoặc phân khoai mục để bón cho cây hoa. Bạn nên bón phân thành nhiều đợt khác nhau, trung bình từ 2 – 4 tuần/lần. Khi bón thì có thể hòa tan với nước để tưới hoặc bón xung quanh gốc cây để hoa hấp thụ và phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Khi trồng bồ công anh thì thường bị cỏ dại vây quanh hoặc các loại nấm, rầy. Nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc không đúng cách hay xử lý đất, phân chưa đạt yêu cầu. Vì thế để phòng ngừa thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng vôi để loại bỏ các nấm bệnh ở trong đất.
Quả thực hình ảnh bồ công anh mỏng manh bay trong gió khiến cho ta liên tưởng đến bao nhiêu điều trong cuộc sống. Hy vọng với những thông tin mà KHBVPTR vừa giới thiệu ở trên thì các bạn đã hiểu thêm về loại
hoa này.
Xem thêm >> Ý nghĩa của hoa ngũ sắc? Đặc điểm và cách trồng cây hoa ngũ sắc tại nhà