Gỗ sưa có tác dụng gì? Các nhận biết, cách trồng và giá từng loại
Gỗ sưa thuộc nhóm IA trong các loài gỗ quý hiếm và mang giá trị kinh tế cao. Chúng thường được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ và nội thất như: vòng tay, bàn ghế, sập,….hay tượng điêu khắc nghệ thuật. Ngoài ra, gỗ cây xưa còn mang ý nghĩa phong thuỷ tượng trưng cho tài lộc, bình an và xua đuổi tà ma. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số tác dụng, cách nhận biết, cách trồng và giá từng loại gỗ sưa.
Gỗ sưa là gì?

Tại sao gỗ sưa quý? Gỗ cây sưa sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, độc đáo hơn các loài gỗ khác như:
- Có hương thơm đặc trưng mang phong cách cuốn hút, quyến rũ
- Từng thớ gỗ cây sưa rất mịn màng
- Vân gỗ sưa không đồng đều mà uốn lượn theo các hình dáng khác nhau tạo cảm giác độc đáo. Đây là là ưu điểm giúp cho các sản phẩm nội thất, mỹ nghệ được làm bằng loại gỗ này mang tính thẩm mĩ cao.
- Phần gỗ giác không có giá trị kinh tế cao bằng phần gỗ lõi
Sở dĩ gỗ cây sưa còn có tên là gỗ Trắc Thối bởi khi đốt, chúng có màu trắng đục và mùi khá khó chịu. Hãy tìm hiểu về gỗ sưa nhiều hơn để biết được những giá trị thiết thực, quý giá của nó.
Gỗ sưa có tác dụng gì?
Dùng để ướp xác, xua đuổi tà khí
Từ xa xưa, giá trị của gỗ sưa luôn được đề cao. Chúng được sử dụng để ướp xác những người có dòng dõi quý tộc. Việc ướp xác bằng loài gỗ này giúp cho xác phân huỷ chậm hơn. Đây cũng là lý do khiến gỗ cây sưa trở nên đắt đỏ.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì khi bạn sử dụng gỗ sưa, tà khí sẽ bị xua đuổi và không dám lại gần. Tuy chưa có một minh chứng cụ thể nào cho quan niệm này nhưng cho tới nay chúng vẫn được sử dụng và mang ý nghĩa phong thuỷ to lớn ấy.
Giúp chữa bách bệnh
Người Trung Quốc xem gỗ cây sưa như một dược liệu mà chỉ có người trong dòng dõi quyền quý mới được sử dụng. Theo một vài quan niệm xưa cho rằng khi con người thường xuyên tiếp xúc với loài cây này sẽ giúp tăng tuổi thọ và chữa khỏi bách bệnh.
Tác dụng của gỗ sưa giúp chữa rất nhiều bệnh khác nhau như giảm đau, nhuận khí, cầm máu, bệnh đường ruột,…Ngoài ra chúng còn hỗ trợ chữa được các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh huyết áp. Một số người có răng ố vàng hoặc đen khi thường xuyên tiếp xúc với gỗ cây xưa 100 tuổi trở lên răng bỗng trắng sáng trở lại.
Gỗ sưa để làm gì? Loài gỗ này còn được biết đến như một thần dược giúp làm đẹp da, tăng cường trí nhớ, giảm đau bụng kinh, tốt cho xương khớp, phòng ngừa bệnh ung thư,…Do có nhiều tác dụng như vậy nên giá trị gỗ sưa rất cao.
Làm đồ nội thất, đồ mỹ nghệ
Tác dụng gỗ sưa còn góp phần vào sản xuất đồ nội thất, đồ mỹ nghệ có thẩm mĩ cao và mang ý nghĩa phong thuỷ giúp cho gia chủ thịnh vượng, bình an, xua đuổi tà khí. Loài gỗ này còn sở hữu ưu điểm về độ bền theo thời gian. Dù có ngâm trong nước hay trong bùn nhiều năm thì chúng vẫn giữ được mùi hương và không bị mục nát hay co nứt.
Vì vậy mà gỗ cây sưa rất được ưu chuộng để làm các đồ nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp. Những nhà vương giả thường mua chúng về để trang trí cho không gian gia đình. Chúng toát ra vẻ quyền quý, sang trọng. Một trong số những sản phẩm nổi bật được làm từ gỗ cây sưa phải kể tới như: tủ thờ, vòng gỗ hay bàn ghế,…Đây là một trong những công dụng của gỗ sưa.
Nhận biết cây gỗ sưa
Đối với những người không am hiểu về gỗ thì cách nhận biết gỗ sưa khá khó khăn. Với những người làm nghề gỗ lâu năm họ sẽ nhận biết được loài gỗ này qua hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, dựa vào lõi của gỗ cũng có thể nhận biết được. Phần lõi gỗ Huỳnh Đàn phải trên 10 năm tuổi mới bắt đầu xuất hiện và có độ cứng chắc.
Trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều loài gỗ cây sưa giả. Bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây để phân biệt gỗ sưa thật giả:
- Dựa vào mùi hương: gỗ Huỳnh Đàn thật có hương thơm nhẹ không quá nồng rất cuốn hút tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đưa lên mũi ngửi.
- Màu sắc gỗ cây sưa: Loại gỗ thật sẽ có màu đỏ, đen hoặc trắng. Loại gỗ sưa đỏ thường được sử dụng làm đồ trang sức hơn do màu sắc bắt mắt của nó.
- Dựa vào thớ gỗ: Thớ của gỗ sưa thật không quá dày và nhiều.
Các loại gỗ sưa
Gỗ sưa có mấy loại? Là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người đặt ra. Gỗ của loài cây này được chia làm nhiều loại khác nhau, nhưng chúng được biết đến với hai loại chính là: gỗ cây sưa đỏ và gỗ cây sưa trắng.
Gỗ sưa đỏ
Cây gỗ sưa đỏ có màu đỏ nhạt khi còn non và đậm dần khi đã trưởng thành ( khoảng 40 đến 50 năm tuổi). Khi cây vài trăm tuổi sẽ dần chuyển sang màu tím vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Vân gỗ sưa được chia làm bốn lớp, thớ gỗ mịn màng.
Ngoài ra, thân gỗ sưa rất cứng chắc nhưng không kém phần dẻo dai như các loại gỗ khác. Chúng còn có mùi hương thơm nhè nhẹ đặc trưng, dù có ngâm trong nước hay bùn cũng không bị bay hương. Khi đốt thì loại gỗ này có mùi hôi, hắc khá khó chịu.
Cách nhận biết gỗ sưa đỏ như sau: Bạn làm sạch một miếng gỗ sau đó sử dụng dao để cắt chúng thành các lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước ấm. Nếu ở trên mặt nước nổi lên một lớp màng mỏng vàng óng thì đó là loại gỗ huỳnh đàn đỏ thật.
Tác dụng của gỗ sưa đỏ như: dùng là thuốc chữa bệnh hay làm các đồ nội thất, mỹ nghệ. Một số sản phẩm được làm từ sưa đỏ được nhiều người ưu chuộng phải kể tới như: Vòng tay, bàn ghế hay các loại tượng gỗ trang trí cực đẹp mắt khác.
Gỗ sưa trắng
Sư trắng có tên khoa học là Millettia ichtyochtona Drake, thường có chiều cao trung bình từ 6m – 12m. Bạn có thể nhận biết cây sưa trắng bằng cách quan sát thân, thân của chúng thường mỏng, trơn và nứt nhẹ. Khác với gỗ cây sưa đỏ, loài gỗ này có chứa độc tố nên không được trồng tại các trường học, công viên, nơi công sở.
Gỗ sưa trắng có giá trị không? Loài gỗ này không có giá trị kinh tế, hạt của chúng còn chứa độc tố gây nguy hiểm tới con người khi ăn phải. Bạn cần tìm hiểu loài cây này và phân biệt chúng với sưa đỏ để tránh gặp phải những sự việc đáng tiếc.
Gỗ sưa dây
Sưa dây hay còn có tên gọi khác là gỗ sưa Lào, loài gỗ này có nhiều đặc điểm khá giống với sưa đỏ. Tuy nhiên, chúng nặng và có nhiều vân hơn sưa đỏ. Phần thớ gỗ thô, khi đốt có mùi thơm chứ không hắc và hôi. Gỗ sưa dây thường có màu đỏ, vân chỉ đen được sử dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ như: bút, tượng thần tài, vòng tay.
Gỗ sưa vàng
Sưa vàng còn có tên là gỗ Hương, loài gỗ này có chiều cao trung bình từ 15m – 30m và đường kính thân khá lớn. Chúng thường được sử dụng để làm cây bóng mát hoặc cây cảnh. Thân gỗ có màu vàng khi đốt lên có màu trắng ngà và có mùi hương thơm đặc trưng.
Ứng dụng của gỗ sưa
Vòng tay gỗ sưa
Vòng tay gỗ sưa đỏ được coi là một trong những đồ vật mang ý nghĩa phong thuỷ tượng trưng cho tài lộc, sức khoẻ và trừ tà. Ngoài ra, sản phẩm này còn có màu sắc đỏ nổi bật, vân gỗ uốn lượn tạo sự cuốn hút.
Vòng gỗ sưa có tác dụng gì? Ngoài ý nghĩa phong thuỷ, loài gỗ này còn có tác dụng phòng ngừa được các bệnh về huyết áp, tim mạch và tăng cường sức khoẻ. Vòng gỗ cây sưa giúp tinh thần của người đeo thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều.
Vòng gỗ sưa đỏ rất được ưu chuộng trên thị trường hiện nay, chúng được bán ra với giá khá cao. Đây cũng là món đồ trang sức phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính. Bạn có thể mua chúng để tặng cho người thân và bạn bè.
Bộ bàn ghế gỗ sưa
Ở thời xưa, bàn ghế được làm bằng gỗ cây sưa chỉ được sử dụng cho vua chúa và các gia đình quyền quý. Ngày nay, bàn ghế được làm từ loài gỗ này vô cùng quý hiếm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Với thiết kế chạm khắc độc đáo, tỉ mỉ cùng màu sắc nâu trầm, vân uốn lượn đẹp mắt. Những bộ bàn ghế gỗ sưa hàng ngàn tuổi luôn được các đại gia săn lùng.
Tượng gỗ sưa
Tượng gỗ cây sưa cũng là một trong món đồ nội thất cao cấp dùng để trang trí cho không gian gia đình. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân điêu khắc chuyên nghiệp, những tấm gỗ sưa vô tri vô giác đã trở thành những bức tượng Phật vô cùng đẹp, thu hút mọi ánh nhìn.
Chuỗi hạt gỗ sưa
Những chuỗi hạt được làm bằng gỗ cây sưa có mùi hương đặc trưng, màu sắc bắt mắt và đường vân độc đáo. Chúng là đồ vật không thể thiếu đối với các vị Sư Thầy khi niệm kinh. Với chất liệu được làm bằng loại gỗ quý hiếm, chuỗi hạt gỗ sưa bền bỉ theo thời gian và đẹp.
Lục bình gỗ sưa
Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại lục bình với mẫu mã, kích thước, màu sắc,…khác nhau được làm từ gỗ Huỳnh Đàn. Sở hữu vân gỗ uốn lượn hình sóng không đồng đều cùng màu sắc đa dạng, sản phẩm này tạo sự sang trọng, quý phái cho không gian gia đình.
Trồng cây gỗ sưa
Kỹ thuật trồng cây gỗ sưa bằng hạt vô cùng đơn giản như sau: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hạt cây sưa khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Sau đó, cho hạt vào nước ấm theo tỉ lệ hai sôi ba lạnh để ngâm. Sau khoảng thời gian nửa ngày thì người trồng vớt hạt ra rồi sử dụng tay cà nhẹ vỏ.
Tiếp đến, đem hạt đi ủ trong một cái bọc vải ở nhiệt độ 32 – 35 độ C. Sau khoảng 2 ngày kể từ khi ủ, khi hạt đã nứt nanh thì người trồng đem chúng đi ươm. Cho hạt vào bầu để ươm thành cây con. Khi cây con gỗ sưa đã lớn lên tầm 50 – 80 cm thì mới đem ra trồng.
Giá gỗ sưa
Gỗ cây sưa đỏ là loại gỗ được ưu chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên có khá nhiều loại gỗ giả kém chất lượng cũng được bày bán. Vì vậy người mua cần tìm đến các địa chỉ mua bán gỗ sưa uy tín, chất lượng trên địa bàn để sở hữu sản phẩm như ý.
Tuỳ vào độ tuổi, loại, kích thước mà giá gỗ sưa đỏ hiện nay có sự chênh lệch rõ rệt:
- Giá gỗ cây sưa đỏ loại 1 có đường kính khoảng 15 cm – 20cm dao động từ 1.400.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ/ 1kg. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền 1kg ?
- Gỗ cây sưa đỏ loại 2 có đường kính từ 12 cm – 16 cm có giá từ 1.000.000 VNĐ – 1.400.000 VNĐ
Gỗ sưa là loại gỗ rất được ưu chuộng trên thị trường hiện nay. Dù có giá thành lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng các bộ bàn ghế được làm từ gỗ cây sưa cách đây hàng trăm năm vẫn luôn được các đại gia săn đón. Sở hữu mùi hương quyến rũ, vân gỗ độc đáo, màu sắc bắt mắt, những đồ nội thất hay thủ công mĩ nghệ được làm từ loài gỗ này có sức hút mạnh mẽ. Nếu bạn yêu thích loài gỗ này hãy tìm hiểu thêm về cách nhận biết, tác dụng, cách trồng và giá thành của nó nhé!