Vườn

Cây Thanh Long: cách trồng và chăm sóc để ra trái quanh năm

Cây thanh long là loài cây thuộc họ xương rồng, được xem là một trong những cây ăn quả trọng điểm của nước ta. Quả thanh long có 3 loại: thanh long ruột đỏ, thanh long trắng và thanh long ruột tím hồng. Với vị ngọt dịu thanh mát đây là loài quả rất thích hợp để thưởng thức vào mùa hè. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về cách trồng và chăm sóc để thanh long ra trái quanh năm.

Cách trồng cây thanh long để ra trái quanh năm

Sau khi ăn thanh long xong bạn tiến hành tách hạt ra khỏi ruột. Hạt sau khi được tách thì rải lên một miếng vải hoặc miếng giấy ẩm rồi gói chúng lại, đem để dưới những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chờ trong khoảng 2 tuần thì hạt thanh long sẽ bắt đầu nảy mầm, lúc này đây người trồng cây thanh long vẫn phải cung cấp đủ độ ẩm cho tới khi chuyển chúng vào chậu.

Sau 3 tuần thì đem hạt cây thanh long trồng ở chậu đất để thích nghi được với môi trường tự nhiên. Lưu ý, ở thời điểm này bạn cần cung cấp đủ ánh sáng cũng như tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng để cây đâm chồi lá non. Sau đó, cây sẽ ra nhánh đầu tiên ở tuần thứ 4 và dần dần cây phát triển và bạn cần phải thay đổi kích thước chậu lớn hơn để tạo không gian thoáng đãng cho cây phát triển.

Trồng từ cây thanh long con

Chuẩn bị đất trồng giàu chất dinh dưỡng và vị trí trồng thích hợp. Sau đó đào một cái hố có chiều rộng tương ý với bầu cây thanh long con rồi tiến hành đặt bầu cây vào. Cuối cùng là lấp một lớp đất mỏng lại và tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.

Trồng thanh long trong chậu để làm cảnh

Ngoài tác dụng làm cây ăn quả, thanh long còn được trồng để làm cảnh thường được bán vào dịp Tết. Cây thanh long mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, thăng tiến nên được rất nhiều người ưu chuộng và trưng vào dịp Tết. Cách trồng thanh long trong chậu cũng vô cùng đơn giản, sau khi chuẩn bị đất trồng trong chậu bạn tiến hành cho trụ vào chậu, đặt mặt phẳng của cành thanh long bám vào trụ, mỗi chậu đặt 4 cành thanh long tạo đối xứng rồi buộc cành vào trụ. Bạn có thể tặng những cây thanh long cảnh cho người thân, anh em, bạn bè vào dịp Tết, đây là một món quà vô cùng ý nghĩa.

Cách chăm sóc cây thanh long 

+ Chăm sóc đối với cây bình thường

Cần thường xuyên tưới nước cho cây thanh long 2 lần/ngày, người trồng cần lưu ý nếu tưới quá nhiều thì cây sẽ bị thối gốc. Cần phải chăm sóc cây tuỳ thuộc vào thời tiết, nếu trời quá nắng thì phải bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường, nếu trời mưa thì cần có biện pháp thoát nước để cây không bị ngập úng.

Tỉa tán tròn để tán phân bố đều trên trụ và thường xuyên cắt bỏ những cành bị sâu bệnh để không lây sang các cành khác. Sau khi trồng cây thanh long khoảng 2 tuần, người trồng cần tiến hành bón lót đồng thời làm cỏ và vun xới đất để cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Đây là một trong những kỹ thuật chăm sóc cây thanh long giúp cây nhanh ra hoa và cho sai trái.

+ Chăm sóc đối với cây bị bệnh

Có một vài bệnh trên cây thanh long mà người dân thường gặp phải, điển hình nhất là bệnh đốm trắng hay. Vậy cách chăm sóc thanh long khi mắc phải bệnh này như thế nào. Phát hiện bệnh đốm trắng trên thanh long khi cây xuất hiện những đốm chấm nhỏ màu trắng, hơi lõm xuống dưới và to dần rồi lồi lên. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh lý này tuy nhiên người trồng có thể sử dụng chế phẩm nano hợp kim bạc đồng 1600-2000ppm kết hợp với chế phẩm nano Oxyclorua đồng 25.000ppm để đánh bay bệnh đốm trắng trên cây thanh long.

Nguồn gốc cây thanh long

Cây thanh long tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, thanh long có tên là dragon fruit tree. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng sa mạc Mexico và Colombia và hiện nay được trồng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Việt Nam là quốc gia duy nhất xuất khẩu thanh long tại Đông Nam Á, cho thấy tầm quan trọng của loài cây ăn quả này đối với nền xuất nhập khẩu trái cây của nước ta.

Ngoài tác dụng làm cây ăn quả đem lại thu nhập kinh tế cho người nông dân, những cây thanh long đẹp được trồng trong chậu là cây cảnh đang được rất nhiều người ưu chuộng hiện nay. Bạn có thể trồng những cây thanh long tại ngay khu vườn nhà mình để lấy trái ăn hoặc để làm cảnh đẹp, những quả thanh long màu hồng đậm sẽ góp phần làm

Các loại cây thanh long

Thanh long ruột đỏ

Cây thanh long ruột đỏ là giống thanh long được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển khoẻ, vỏ quả có màu hồng đậm, ruột có màu đỏ. Loại quả này có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ của con người như: giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh về tim.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả thanh long đỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn những loại thanh long khác. Chính vì điều này mà các chị em phụ nữ thường sử dụng chúng để bổ sung những dưỡng chất làm đẹp da, giữ gìn vóc dáng. Ngoài ra, thanh long đỏ này còn giúp giải nhiệt cơ thể, tiêu độc và rất tốt cho dạ dày.

Cây thanh long ruột trắng

Cây thanh long ruột trắng có tên khoa học là Hylocereus undatus, là loại thanh long được trồng phổ biến nhất tại nước ta. Cây có nhiều cành giống thân loài xương rồng toả ra và có màu xanh đậm. Quả của loại thanh long này có vỏ màu hồng đậm, ruột màu trắng và hạt mà đen.

Loại thanh long ruột trắng có rất nhiều công dụng khác nhau như: tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol xấu, tốt cho hệ tim mạch,… Cây rất dễ trồng và chăm sóc, người trồng nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng và đất giàu dinh dưỡng để cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt.

Thanh long Bình Thuận 

Hiện nay, cây thanh long Bình Thuận là một trong những loại thanh long xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Với vị ngọt thanh mát, màu đỏ bắt mắt và có thể bảo quản ở môi trường thường trong khoảng thời gian dài. Loại cây này đang được trồng nhiều tại các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ và trở thành nguồn thu nhập chính của người nông dân nơi đây.

Thanh long ruột tím hồng

Cây thanh long ruột tím hồng là cây được lai tạo bởi giống thanh long ruột trắng Chợ Gạo và thanh long ruột đỏ Long Định. Loài cây này có khả năng ra hoa khoẻ và rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Vỏ quả có màu hồng đậm, phần ruột có màu tím hồng, có vị ngọt chua nhẹ đặc trưng. Thanh long ruột tím hồng còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Nếu bạn yêu thích loại cây này, hãy học cách chăm sóc và trồng cây thanh long cho sai quả.

Tác dụng của quả thanh long

Nuoc Sinh To Thanh Long 800x1072

Trong trái cây thanh long có chứa các thành phần như: Protein, Vitamin, Sắt, Magie,..đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Hãy cùng tham khảo những tác dụng của quả thanh long để sử dụng chúng một cách hợp lý nhất nhé!

Giúp ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính

Quả thanh long có chứa các thành phần chống oxy hoá rất tốt, cụ thể là 3 chất sau: Vitamin C, Betalain, Carotenoids. Chính vì vậy mà quả thanh long có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc ung thư và ngăn chặn các tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể con người. Bạn có thể làm các thức uống từ thanh long như: detox, sinh tố, nước ép,…Sử dụng loại trái cây thanh long mỗi ngày sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ.

Tốt cho đường ruột và phát triển các lợi khuẩn

Trong trái cây thanh long có hàm lượng chất xơ cao, chính vì vậy mà ăn thanh long thường xuyên sẽ giúp bạn tiêu hoá tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường ruột và phát triển các lợi khuẩn. Đây là một trong những tác dụng rất tốt của thanh long góp phần giúp cơ thể con người hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Hệ miễn dịch được nâng cao

Vì trong trái thanh long có chứa các vitamin B1, B2, C nên chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của con người. Ngăn ngừa các căn bệnh như ho, cảm cúm, viêm họng. Hãy ăn loại trái này mỗi ngày để có một đề kháng tốt nhất.

Cây thanh long đã và đang đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ đạo cho người nông dân tại một số vùng ở nước ta. Loài cây này có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, bạn có thể sử dụng trái thanh long hàng ngày để nâng cao sức khoẻ. Đồng thời thanh long cũng là một trong những loại cây cảnh được ưu chuộng với ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng, an khang. Bạn có thể trồng những dàn thanh long ngay tại khu vườn của gia đình để làm cây ăn quả hoặc làm cây cảnh trang trí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *