Cây nhãn: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách ghép cực đơn giản
Cây nhãn là loài cây ăn quả được trồng phổ biến tại nước ta. Loài cây này thường được trồng tại các khu vườn ở nông thôn đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Một trong những giống nhãn trứ danh được nhiều người yêu thích phải kể tới cây nhãn lồng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nhãn cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách ghép cực đơn giản.
Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây nhãn
Kỹ thuật trồng nhãn
Người trồng cần lưu ý một số kỹ thuật trồng cây nhãn để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Bạn có thể trồng nhãn ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng nếu trồng vào mua mưa thì cần phải đảm bảo cây thoát nước tốt, tránh trường hợp cây bị bật rễ.
Khi trồng nhiều cây trong một vườn thì người trồng nên tạo khoảng cách giữa các cây khoảng 5 đến 6m để cây có không gian thoáng đãng phát triển. Đào hố để trồng ở kích thước phù hợp đồng thời bón lót trước khi trồng khoảng 25 đến 30 ngày.
Cách trồng nhãn như sau: Nên lựa chọn trồng cây khi thời tiết thuận lợi và độ ẩm trong đất đủ. Sau khi chuẩn bị đất, bạn tiến hành đào hố với kích thước phù hợp với bầu cây. Tiến hành đặt bầu cây xuống hố rồi lấp đất lại, nén chặt. Cuối cùng là tưới nước đẫm cho cây để tránh tình trạng cây mất nước dẫn đến héo.
Cách chăm sóc cây nhãn
Cần tưới nước và phủ gốc sau khi trồng một cách thường xuyên cho tới khi cây ra lá. Nếu trồng cây ở vùng thường xuyên có bão thì nên sử dụng các cây cọc để cố định xung quanh cây. Đồng thời người trồng cần bón phân đầy đủ theo tỷ lệ phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuỳ vào thời kỳ sinh trưởng của cây để bón lượng phân phù hợp.
Người trồng cần phải tỉa lá, cành bị sâu bệnh hoặc cành tăm định kỳ cho cây. Cây nhãn thường có những sâu bệnh, côn trùng làm hư hại ảnh hưởng tới cây như bọ xít hay bệnh thán thư, chính vì vậy mà người trồng cần phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng những biện pháp thích hợp.
Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn để cây cho năng suất cao, cho người trồng những quả ngọt đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nếu bạn đang có mong muốn trồng loại cây này hãy tham khảo ngay cách trồng và chăm sóc cây nhãn để có một vườn nhãn như ý.
Cách ghép cây nhãn
Người trồng cần xác định được điểm ghép trên chồi tái sinh cây gốc ghép sau đó cắt bỏ phần ngọn chồi tái sinh. Tiếp theo, cắt một lát phẳng trên cành mắt ghép bằng dao ghép cành chuyên dụng. Độ dài đoạn cành để ghép dài 6-7 cm, giữ nguyên đỉnh ngọn cành ghép. Tiến hành chẻ một lát thật phẳng từ đỉnh chồi tái sinh xuống dưới tạo ra mặt phẳng có kích thước bằng với mặt phẳng được tạo ra trên cành ghép. Cuối cùng, dùng băng keo tự dính quấn chặt, kín vết ghép và gắn đoạn cành ghép vào gốc ghép.
Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn ghép
Sau một ngày ghép, bạn sử dụng thuốc để diệt hết kiến bám trên cây bằng cách rắc xung quanh gốc hoặc phun lên toàn bộ cây. Đồng thời tưới nước cho cây sau khoảng 3 đến 5 ngày ghép, phun thuốc trừ sâu bệnh để sâu không ăn lá. Đây là cách chăm sóc nhãn ghép tốt nhất, sau 1 năm trở lên cây sẽ bắt đầu đơm hoa và cho bạn thành quả.
Nguồn gốc cây nhãn
Cây nhãn tiếng Anh là gì? Trong Tiếng Anh nhãn là longan có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc. Nhãn thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới được trồng nhiều tại các nước Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,…Ở nước ta hiện nay, diện tích trồng nhãn khoảng 60 đến 80 ha là nguồn thu nhập chính của nhiều người nông dân
Sự tích cây nhãn
Sự tích cây nhãn kể rằng ngày xưa, ở một vùng đất nọ có một tên cướp tham lam dù đã cướp được rất nhiều châu báu nhưng vẫn chưa cảm thấy hài lòng, hắn ta còn có mong muốn trở thành vua để thống trị toàn bộ đất nước. Một con quạ tinh đã đến mách hắn ta rằng “Nếu như có mắt rồng gắn vào mắt mình thì sẽ trở thành vua”. Nghe thấy con quạ nói vậy, hắn ta liền nhờ quạ tinh đi tìm mắt rồng, nếu hắn ta trở thành vua thì quạ muốn gì cũng cho.
Sự tích cây nhãn diễn ra như thế nào? Và rồi quạ tinh bắt đầu đi tìm mắt rồng nhưng thực chất nó chưa biết tìm ở đâu. Tại một con sông nhỏ có một cậu bé ngày ngày ra lấy nước cho mẹ bỗng dưng một nay cậu thấy một quả trứng, cậu liền nhặt quả trứng lên và đem về nhà. Hôm sau trứng nở thành rồng con, cậu bé và rồng con trò chuyện với nhau và trở thành những người bạn thân thiết.
Rồi bỗng một ngày nọ quả con nhìn thấy rồng và cậu bé nô đùa bên con suối, quạ liền nảy sinh âm mưu cướp mắt của rồng con. Khi rồng ngủ quạ đã lén lấy một mắt của rồng khiến rồng con đau đơn, không thể nhìn thấy đường. Quạ đem mắt đưa cho tên cướp và vờ những không liên quan đến chuyện này. Cậu bé đã lấy được mắt cho rồng con nhưng lúc này đây mắt của rồng con bị vấy bẩn và không thể nhìn thấy được. Cho tới thời gian sau từ mắt rồng con mọc ra một cái cây, cây lớn nhanh và cho ra hàng ngàn quả có vỏ màu vàng.
Bỗng một ngày cậu bé thấy trên cây có một quả nhãn sáng bừng lên, cậu bèn hái xuống và bóc ra. Thì ra đây là con mắt của rồng con, cậu liền gắn vào cho rồng con. Kể từ đó mà sự tích cây nhãn ra đời và truyền cho đến thế hệ mai sau
Phân loại cây nhãn
Cây nhãn lồng
Nhãn lồng là giống nhãn ngon có nguồn gốc từ Hưng Yên. Cây thuộc thân gỗ, có chiều cao từ 5 đến 10m, sống lâu năm. Cây nhãn lồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất tại vùng có khí hậu cận nhiệt đới chính vì vậy mà chúng được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Vỏ cây có màu nâu, sần sùi giúp cho cây giữ nước được tốt hơn. Cây có nhiều nhánh, cành và tán rộng, lá cây nhãn màu xanh đậm, thuộc dạng lá kép mọc so le nhau.
Cây nhãn lồng thường ra hoa vào mùa xuân, hoa có màu vàng nhỏ li ti và mọc thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió thoảng qua hương nhãn lại thoang thoảng một khoảng vườn. Đây là loài cây có tỉ lệ đậu quả rất cao, mỗi chùm có thể lên tới 40 quả. Vỏ quả nhẵn có màu vàng bên, bên trong lớp vỏ là phần cùi màu trắng trong và ở trong cùng là phần hạt.
Cây nhãn tổ Hưng Yên
Cây nhãn tổ Hưng Yên trường tồn theo thời gian, nổi tiếng với tuổi đời hơn 400 năm. Cây được trồng tại chùa Hiến ở Hưng Yên từ thời xa xưa. Thân cây to hai người ôm không xuể, có nhiều cành nhánh toả ra xung quanh bao phủ cả một góc sân.
Quả nhãn có cùi dày, màu trong suốt, mọng nước, và rất ngọt. Loài nhãn này được người dân chọn lựa một cách kỹ càng để dâng lên Đức Phật và là sản vật để cung tiến lên Vua vào thời xưa. Hình ảnh cây nhãn tổ Hưng Yên đã gắn chặt trong ký ức của những người con sinh ra và lớn lên ở cùng quê này. Sự tích cây nhãn Tổ vẫn được các thế hệ cha ông kể lại cho con cháu đời sau.
Cây nhãn tiêu
Nhãn tiêu là giống nhãn khá hiếm ở nước ta. Sở dĩ loài nhãn này có tên như vậy bởi hạt của nó rất nhỏ, cùi dày, trái ngọt và có vị thơm ngon đặc trưng. Cây cho năng suất thấp chính vì vậy mà vào mỗi đợt thu hoạch người nông dân chỉ thu về 2 đến 3 kg nhãn tiêu. Giá thành của loại nhãn này cũng đắt gấp 3 đến 4 lần so với những giống nhãn khác.
Cây nhãn tím
Giống nhãn tím là giống nhãn hoàn toàn mới tại nước ta, có nguồn gốc từ Sóc Trăng. Đây là dòng đột biến gen của cây nhãn truyền thống. Thân cây và lá, cành đều có màu tím vô cùng đẹp mắt khiến cho ai cũng cảm thấy hiếu kỳ và thích thú. Quả nhãn to, cùi dày, vỏ ngoài màu tím, hạt nhỏ và mọng nước. Khi mua người trồng nên lựa chọn giống ghép hoặc chiết cành để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Giống nhãn mỹ
Cây nhãn mỹ là loại nhãn được thị trường rất ưu chuộng hiện nay. Quả nhãn mỹ mọng nước, cùi dày và có vị ngọt thanh mát rất thích hợp để nấu chè, sấy khô hay làm những món ăn bổ dưỡng khác. Đặc biệt, nhãn mỹ còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.
Cây long nhãn
Cây long nhãn hay còn có tên gọi khác là cây á lệ chi, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae. Thân cây dạng gỗ, có chiều cao khoảng 5 -7m, vỏ cây màu nâu xám, xù xì. Rễ cây nhãn ăn rất sâu và rộng vào lòng đất giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng và chống chọi lại được với thời tiết. Quả có vỏ màu vàng, nhẵn ăn rất ngon và mát. Ngoài ra, loài nhãn này thường được sử dụng để chế biến thành quả khô đãi khách dịp Tết.
Nhãn thái
Nhãn thái thuộc thân cây gỗ, có chiều cao khoảng 8m. Cây cho quả to đều và hạt bên trong rất nhỏ, cùi dày, có vị ngọt dịu. Đây là giống nhãn nổi tiếng tại Thái Lan và hiện đã được trồng rất nhiều tại Việt Nam, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh.
Tác dụng của cây nhãn
Cây nhãn là một trong những thần dược vô cùng hiệu quả dành cho người bị bệnh mất ngủ. Không những điều trị căn bệnh mất ngủ lâu năm, loài cây này còn có thể chữa trị được các bệnh như: suy nhược thần kinh, đau bụng nhiệt, giúp mát gan, giải nhiệt cơ thể,…Ăn nhãn sẽ giúp sức khoẻ của bạn được cải thiện mỗi ngày.
Ngoài ra, loài cây này còn được trồng để lấy gỗ, gỗ cây nhãn rất đẹp, nhiều vân, cứng thường được sử dụng để làm các đồ nội thất trong gia đình. Trên thị trường hiện nay, gỗ nhãn là một trong những loại gỗ được nhiều khách hàng yêu thích phong cách cổ xưa ưu chuộng.
Cây nhãn lồng cũng là một trong những loại nhãn được nhiều người lựa chọn bởi những tác dụng mà nó mang lại rất tốt cho sức khoẻ con người. Nhãn lồng có chữa những thành phần giúp khắc phục triệu chứng tim đập nhanh, tác dụng an thần và nhiều tác dụng vô cùng lợi hại khác.
Cây nhãn luôn là loại cây ăn quả được ưu chuộng trên thị trường Việt Nam. Với hương vị ngọt dịu, thanh mát, loài quả này còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đồng thời, nhãn còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh, đặc biệt là bệnh mất ngủ. Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy học kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách ghép cực đơn giản để có một vườn nhãn như ý.