Cây mai chiếu thủy: ý nghĩa, cách chăm sóc và cách uốn đẹp, đơn giản
Với những ai có thú vui “chơi cây cảnh” thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cây mai chiếu thủy nữa đúng không nào? Là loại cây thuộc họ Apocynaceae (họ Trúc đào) với thân gỗ, dễ uốn nắn thành các dáng cây bonsai và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc nên cây mai chiếu thủy được rất nhiều người yêu thích. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại cây cảnh phong thủy này ngay dưới đây nhé.
Giới thiệu cây mai chiếu thủy
Cây mai chiếu thủy có tên khoa học Wrightia religiosa Hook.f, thuộc họ Apocynaceae (họ Trúc Đào), có tên gọi khác là mai chấn thủy, mai trúc thủy, lòng mức miên. Đây là loại cây thân gỗ, dễ tạo dáng bonsai nên được rất nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây cảnh phong thủy trong nhà.
Đặc điểm cây mai chiếu thủy
Cây mai chiếu thủy là loại cây có nguồn gốc từ Đông Dương, là loại cây có thân gỗ dạng bụi, nhỏ. Thân cây có loại thân trắng, có loại thân xám đen, xù xì, phân cành nhiều. Thân cây mềm, dẻo dai nên thường được ứng dụng vào làm những dáng cây mai chiếu thủy bonsai đem lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Lá cây mai chiếu thủy có hình trái xoan dài, nhọn ở phía đầu, lá cây mọc đối xứng nhau. Cây hoa mai chiếu thủy là dòng rễ chùm với rất nhiều các rễ phụ mọc đan xen nhau, ăn sâu xuống mặt đất khiến cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Cây mai chiếu thủy của nghệ nhân Quách Minh
Cây mai chiếu thủy với thân cây sần sùi, tán lá xum xuê cùng điểm thêm những tán hoa màu trắng, tất cả đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật của nghệ nhân Quách Minh.
Ý nghĩa cây mai chiếu thủy trong phong thủy
Cây mai chiếu thủy từ lâu được xem là biểu tượng cho sự ổn định về gia tài, về sự bền vững của cuộc sống. Chính vì thế mà trồng cây bonsai mai chiếu thủy trong nhà sẽ giúp cân bằng nguồn năng lượng, đem đến may mắn, tiền tài và hạn chế những ốm đau, bệnh tật đối với gia chủ.
Trong phong thủy, cây bonsai mini mai chiếu thủy còn được xem như là một bình phong chấn thủy. Giúp trấn yểm được vượng khí, long mạch trong nhà giúp cho vận khí của nhà bạn luôn được thịnh vượng. Ngoài ra, cây mai chiếu thủy còn giúp xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều không may mắn giúp gia đình luôn được hòa thuận, yên bình.
Cây mai chiếu thủy là loại cây có tuổi thọ lớn, có khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Chính vì thế mà cây mai chiếu thủy mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường tồn, cho sức khỏe dồi dào, vạn thọ. Chính vì ý nghĩa này nên cây mai chiếu thủy còn thường được dùng để tặng cho người thân vào những dịp đặc biệt.
Cách trồng cây mai chiếu thủy
Mặc dù cây mai chiếu thủy là loại cây cảnh dễ chăm sóc tại nhà, tuy nhiên để cây có được dáng bonsai đẹp như ý muốn thì bạn cần lưu ý trong cách trồng cây. Cây mai chiếu thủy thường được nhân giống bằng hai phương pháp: chiết cành và gieo hạt.
Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Đây là phương pháp nhân giống hữu tính, ưu điểm của phương pháp này chính là ít tốn kém, không tốn nhiều công sức nhưng lại không mang được những đặc tính tốt của cây mẹ. Để thực hiện nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì bạn có thể làm theo các bước:
- Lựa chọn hạt giống mẩy, tròn đều, không có dấu hiệu bị sâu bệnh tấn công.
- Hạt giống sau khi mua về thì ngâm với nước ấm cho nảy mầm.
- Đem hạt ra luống để gieo. Lưu ý rắc thêm một lớp mùn phía trên để giữ ẩm giúp hạt dễ nảy mầm và hạn chế các loại côn trùng tấn công.
- Sau khoảng từ 2 – 4 tuần thì cây sẽ nảy mầm, tiếp tục chăm sóc đến khi cây đạt 15 – 20cm thì có thể đem trồng vào chậu.
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất bởi cây sẽ mang được những ưu điểm của cây mẹ, và cây cũng phát triển nhanh hơn so với việc nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Để nhân giống thì bạn thực hiện theo các phương pháp sau:
- Lựa chọn một cành nhỏ từ cây mai mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
- Tiến hành cắt một khoanh vỏ với chiều dài 3 – 4cm. Chú ý tránh cắt phạm vào phần gỗ bên trong.
- Bóc khoanh vỏ ngoài đi, sau đó sử dụng đất phân chuồng nhào dẻo tạo thành ốp chặt vào xung quanh vết cắt.
- Sử dụng vải dày hoặc bao bố (xơ dừa) để bó thật chặt lại phần cành chiết.
- Thường xuyên tưới nước cho bầu trong khoảng 3 tháng để cây bắt đầu ra rễ. Lúc này bạn có thể cắt nhánh bầu đất ra khỏi thân mẹ để trồng vào chậu và chăm sóc như bình thường.
Kỹ thuật chăm sóc cây mai chiếu thủy
Để có được một chậu cây mai chiếu thủy đẹp, ưng ý thì bạn cần phải biết cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy, đảm bảo quy trình. Nếu bạn còn chưa biết thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Đất trồng
Cây mai chiếu thủy là loại cây ưa đất thịt, ưa ẩm. Vì thế mà bạn nên lựa chọn những loại đất đảm bảo, hoặc có thể trộn với mùn, tro để giữ được độ ẩm cho cây. Nên hạn chế trồng bằng đất pha cát hay đất quá cằn cỗi vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi cây phát triển.
Nhiệt độ
Cây mai chiếu thủy có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 10 – 30 độ, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp để cây phát triển nhất là từ 18 – 25 độ C. Chính vì thế mà bạn cũng nên lưu ý chăm sóc, hạn chế để cây ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cho cây bị rụng lá, khô héo hay không ra hoa.
Ánh sáng
Cây mai chiếu thủy là loại cây ưa sáng, có thể phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng nhẹ. Chính vì thế mà bạn có thể đặt cây ở trong nhà hay ở trong sân vườn nhà mình đều được.
Tưới nước
Mai chiếu thủy là loại cây ưa ẩm, nên nhu cầu về nước cũng khá lớn. Vì thế, bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây, trung bình 3 – 4 lần/ tuần tùy vào thời tiết để đảm bảo cho cây phát triển.
Dinh dưỡng
Để có được một cây mai chiếu thủy đẹp ưng ý thì ngoài các kỹ thuật ghép mai chiếu thủy hay cách uốn cây mai chiếu thủy thì dinh dưỡng cũng là một phần không thể thiếu. Tốt nhất là sau mỗi lần cắt tỉa cành thì bạn nên sử dụng phân: phân mục, phân trùn đỏ, phân NPK để bón cho cây. Để cây có thêm chất dinh dưỡng để hấp thụ và phát triển.
Cắt tỉa cành
Để tạo dáng cây mai chiếu thủy ưng ý thì bạn nên biết cách cắt tỉa cành, tạo các thế cây mai chiếu thủy đẹp. Để đạt được điều đó thì bạn cần thường xuyên cắt tỉa, trung bình 1 tháng/lần vào mùa mưa, còn mùa nắng thì có thể là 2 – 3 lần/tháng.
Và trong quá trình tỉa cành bạn cũng nên kết hợp định hình lại dáng cây để tạo được các thế trực hay thế đẹp như mong muốn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây mai chiếu thủy có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt. Vì thế bạn có thể yên tâm khi trồng cây. Nếu như cây có dấu hiệu sâu bệnh hay nấm hại tấn công thì bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc vôi để loại bỏ chúng.
Giá cây mai chiếu thủy 2020
Bởi vì là loại cây cảnh phong thủy đem lại giá trị thẩm mỹ cao, nhất là đối với những người chơi cây cảnh nên giá bán cây chiếu thủy cũng khá cao. Dưới đây là bảng giá mai chiếu thủy mà các bạn có thể tham khảo:
+ Bán cây giống mai chiếu thủy: 100.000 đồng
+ Cây mai chiếu thủy 60 – 80cm: 150.000 đồng
+ Cây mai chiếu thủy 80 – 100cm: 250.000 đồng
+ Cây mai chiếu thủy bonsai: 500.000 – 5.000.000 đồng tùy từng loại.
Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo vì giá tiền cây mai chiếu thủy có thể thay đổi do thời điểm và địa điểm mua.
Như vậy, phía trên là toàn bộ thông tin về cây mai chiếu thủy cũng như là cách chăm sóc, cách uốn cây đơn giản tại nhà mà các bạn có thể áp dụng. Hy vọng với những kinh nghiệm ở trên thì các bạn có thể trồng được cho mình một cây mai chiếu thủy bonsai ưng ý nhất.
Xem thêm >> 101+ mẫu cây bonsai đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới