Vườn

Cây đinh lăng chữa bệnh gì, tác dụng gì? Dùng nhiều có tốt không?

Được mệnh danh là “nhân sâm người nghèo”, cây đinh lăng từ lâu đã trở thành một loại dược liệu phổ biến trong dân gian và Y học hiện đại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây đinh lăng chữa bệnh gì hay những tác dụng của loại cây này. Vì thế hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.

Tìm hiểu về cây đinh lăng

Cây đinh lăng hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm, là loại cây nhỏ, cao từ 1 – 2 mét có lá mọc so le nhau, lá chét thường có răng nhọn, hoa có màu lục nhạt hoặc xám. Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, cùng họ với nhân sâm (theo nghiên cứu của GS Ngô Ứng Long và cộng sự thuộc học viện quân y).

Cây thuốc đinh lăng được chia thành 30 loại khác nhau như: đinh lăng nếp, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá răng, đinh lăng viền bạc,… và mỗi loại lại có đặc điểm công dụng khác nhau. Ví dụ tác dụng cây đinh lăng lá nhỏ sẽ khác với tác dụng cây đinh lăng lá tròn. Trong cây đinh lăng chứa rất nhiều các thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: alcaloit, Flavonoit, vitamin B1, glucozit, acid amin nên được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày cũng như là trong đông y.

Cây đinh lăng chữa bệnh gì? Tác dụng cây đinh lăng

Bài thuốc từ cây đinh lăng từ lâu đã được phổ biến trong dân gian đem lại nhiều công dụng tuyệt vời, chính vì thế mà nó được xem như là “nhân sâm của người nghèo”. Cây đinh lăng chữa được bệnh gì? Công dụng của cây đinh lăng với từng bộ phận trên cây là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây:

Cây đinh lăng chữa bệnh gì?

Cây đinh lăng được xem là một trong những loại dược liệu phổ biến trong dân gian, và ngày càng được Y học nghiên cứu phát triển. Vậy cây đinh lăng chữa bệnh gì, lợi ích của cây đinh lăng như thế nào, và các bài thuốc từ cây đinh lăng ra sao? Bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:

+ Chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi: 

Để bồi bổ cơ thể, giảm tình trạng suy nhược thì bạn có thể sử dụng rễ của cây để uống thường xuyên. Hoặc lấy 150 – 200g lá đinh lăng tươi nấu khoảng 200ml nước và nấu trong khoảng 5 – 7 phút. Sau đó có thể đem ra sử dụng, cách này được áp dụng khá nhiều bởi vì dễ mua, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo được các hoạt chất cần thiết cho cơ thể.

+ Bồi bổ cho sản phụ:

Trong đinh lăng có chứa rất nhiều các thành phần hóa học tốt như: acid amin, vitamin B1, glucozit, alcaloit,… rất tốt cho sản phụ. Để sử dụng bạn có thể dùng lá đinh lăng để nấu thành đồ ăn hoặc sắc nước riêng để uống.

Nếu bạn muốn nấu canh từ lá đinh lăng thì có thể sử dụng khoảng 150 – 200g lá đinh lăng rửa sạch, sau khi canh thịt sôi thì cho lá đinh lăng vào đun khoảng 3 – 5 phút cho vừa chín tới là có thể sử dụng được. Như vậy, đến đây thì các bạn đã biết tác dụng của cây đinh lăng với bà bầu rồi đúng không nào?

+ Giúp lợi tiểu:

Để sử dụng, các bạn cần chuẩn bị 10g lá đinh lăng, 10g liên tiền thảo, 10g xa tiền thảo và 10g kim tiền thảo. Sau đó rửa sạch và đun đến khi thuốc được cô đọng và uống hằng ngày, nên uống 2 -3 lần/ngày, không nên thay cho nước lọc.

+ Chữa co giật ở trẻ em:

Ngoài những công dụng kể trên thì lá đinh lăng còn giúp trị bệnh co giật ở trẻ em, sử dụng một lượng vừa đủ, rửa sạch, đem phơi khô và trải lên giường chỗ bé nằm. Với cách này sẽ giúp cho bé ngủ được ngon giấc, không bị giật mình lúc nửa đêm.

+ Cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình, đau nhức đầu, tức ngực:

Cây đinh lăng làm thuốc từ lâu đã được dân gian truyền lại và vẫn còn sử dụng cho đến tận bây giờ. Ngoài những công dụng cây đinh lăng trên thì đinh lăng còn giúp chữa đau nhức đầu, tức ngực. Vì thế bạn có thể sử dụng bài thuốc sau: sử dụng 30g rể, cành tươi, 10 vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ, 30g cam thảo, 20g chua me đất, 20g lá tre tươi, 30g rau má tươi. Sau đó đem đi nấu, mỗi ngày chia thành 3 lần uống đều đặn cách nhau từ 4 – 6 tiếng.

+ Trị mụn:

Có thể nói lá đinh lăng là bộ phận chứa nhiều các chất tốt cho sức khỏe, và được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể dùng lá đinh để trị mụn lưng hoặc mặt. Sử dụng lá đinh lăng giã nhuyễn với 1 ít muối sau đó đắp lên những vùng da có mụn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Thực hiện kiên trì hằng ngày trong khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Chữa bệnh ho lâu ngày:

Để chữa bệnh ho lâu ngày thì bạn có thể sử dụng đinh lăng cùng với một vài dược liệu khác như: rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày, gừng khô, xương bồ, bách bộ, đậu săn và sắc cùng với khoảng 600ml nước. Đun cho đến khi nào nước cạn, còn khoảng 250ml thì sử dụng, chia thành 2 lần uống. Chính nhờ vào ưu điểm nổi bật này mà cây đinh lăng trở thành một dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc trị ho.

+ Chữa đau mỏi gối, tê khớp: 

Để điều trị các bệnh đau mỏi gối hay tê thấp thì có thể sử dụng thân, cành của cây đinh lăng khô  và đem đi sắc lấy nước để sử dụng. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn có thể kết hợp với cúc tần, cam thảo, cây xấu hổ để đun cùng. Nên uống 3 lần/ngày.

+ Thông tia sữa, căng vú sữa:

Với các sản phụ bị mất sữa hoặc ít sữa thì có thể sử dụng khoảng 40g rễ đinh lăng, gừng tươi và nước để sắc và uống khi nóng. Nên uống 2 lần/ ngày tránh việc lạm dụng gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Chữa bệnh thiếu máu:

Cây đinh lăng chữa bệnh gì, công dụng của cây đinh lăng là gì?  Ngoài những ưu điểm trên thì cây đinh lăng còn giúp điều trị bệnh thiếu máu. Kết hợp rễ đinh lăng, hoàng tinh, thục địa, tam thất, hà thủ ô, tán bột và sắc khoảng 100g hỗn hợp trên và sử dụng sẽ đem lại được hiệu quả cao đấy.

+ Làm trắng da:

Trong cây đinh lăng có chứa các hợp chất axit amin như alacoid, glucoid, methionin, xystein, vitamin B,… giúp làm dưỡng và làm trắng da hiệu quả. Để sử dụng, bạn chuẩn bị lá đinh lăng, lá mây, chanh và sả. Cho các hỗn hợp vào đun sôi trong 5 – 10 phút, lọc bỏ lá rồi cho vào bồn tắm vắt thêm chanh vào. Và cuối cùng là ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng khăn tắm để lau.

Ngoài việc giúp dưỡng trắng thân thì dùng lá đinh lăng xông hơi còn làm trắng da mặt, giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, vì thế mà bạn có thể áp dụng.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Có thể nói “thần dược” này vô cùng tốt, bạn có thể tận dụng mọi bộ phận của cây để tạo nên những bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau. Nếu bạn nào chưa biết thì hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Tác dụng của lá cây đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Hay công dụng của lá đinh lăng như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn đúng không nào? Theo Đông y, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe, vì thế mà có rất nhiều công dụng:

+ Chữa trị các vết thương ngoài da, đau sưng khớp

+ Trị bệnh tiêu hóa

+ Chữa trị bệnh thận

+ Chữa bệnh ho

+ Phòng ngừa dị ứng, trị mụn

+ Chữa bệnh mất ngủ, co giật ở trẻ em

Tuy nhiên, dù tác dụng lá đinh lăng khá nổi trội nhưng khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý là sử dụng đúng liều, sử dụng thường xuyên để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Tác dụng của thân cây đinh lăng

Đối  với thân hoặc cành của đinh lăng thì bạn có thể sắc cùng với một vài các loại dược liệu khác để chữa trị nhiều bệnh khác nhau, hoặc có thể ngâm rượu. Tác dụng cây đinh lăng ngâm rượu chính là:

+ Giúp tăng cường sức đề kháng, có được cơ thể dẻo dai

+ Giúp ăn ngon, ngủ say

+ Giảm mệt mỏi, cải thiện cơ thể

+ Ngoài ra, còn có khả năng giải độc hiệu quả

Tác dụng của rễ cây đinh lăng

Rễ cây được xem như là “củ nhân sâm”, do giá thành rẻ mà tác dụng rễ cây đinh lặng cũng vô vùng tuyệt vời nên nó ngày càng trở nên phổ biến. Nếu bạn còn chưa biết thì hãy tham khảo ngay công dụng của lá đinh lăng dưới đây:

+ Giúp ăn ngon, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi

+ Tăng cường trí nhớ

+ Tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai

+ Giúp tăng cân và hạn chế độc

Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Có thể nói, cây đinh lăng ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào công dụng nổi trội của nó đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bên việc sử dụng đúng cách theo các bài thuốc thì bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau đây:

+ Không sử dụng cho phụ nữ mang thai: Trong cây đinh lăng có chứa hợp chất  alpha-sitosterol, gây co cơ trơn, dễ làm sảy thai nên tuyệt đối không được sử dụng. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh thì có thể dùng để bồi bổ, có sữa.

+ Nên sử dụng các loại cây đinh lăng có tuổi thọ từ 3 – 5 năm: Bởi vì đây là khoảng cây phát triển vừa đủ, có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, còn nếu sử dụng cây quá già thì mất dần đi chất dinh dưỡng hay quá non thì chưa đủ phát triển.

+ Không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều: Trong đinh lăng có chứa chất Saponin nên khi sử dụng nhiều, quá lạm dụng sẽ gây nên các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi. Lúc này bạn nên ngưng sử dụng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.

Dùng nhiều đinh lăng có tốt không?

Sau khi đã biết được cây đinh lăng trị bệnh gì hay tác dụng của cây đinh lăng trong cuộc sống hằng ngày thì chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về cách sử dụng, liệu uống nhiều lá đinh lăng có tốt không?

Có thể nói, giống phần lớn các loại cây thuốc nam, hay dược liệu khác mặc dù sở hữu nhiều công dụng nổi bật như: cải thiện tiêu hóa, lợi sữa, điều trị các bệnh về thận, xương khớp,… Tuy nhiên, việc việc sử dụng thường xuyên thay nước lọc sẽ gây ra tác hại của cây đinh lăng.

Trong đinh lăng có chứa chất được gọi là Saponin, khi sử dụng quá nhiều hay thường xuyên sẽ gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, vỡ hồng cầu, mệt mỏi. Vì thế bạn nên sử dụng đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng trong một thời gian nhất định.

Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn về cây đinh lăng chữa bệnh gì cũng như là cách sử dụng cây đinh lăng hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn và biết cách sử dụng loại dược liệu này nhé.

Xem thêm >> Cây xạ đen có tác dụng gì? Cách dùng và nhận biết cây xạ đen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *